YẾU TỐ BẢN ĐỊA TRONG THIẾT KẾ PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TẠI VIỆT NAM
ỨNG DỤNG CÁC YẾU TỐ BẢN ĐỊA TRONG THIẾT KẾ PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG TẠI VIỆT NAM
Mục lục
Yếu tố bản địa là những giá trị văn hoá được đúc kết qua thời gian tại nơi sinh sống của một cộng đồng. Sự khác biệt về môi trường, con người, khí hậu… tạo nên những đặc trưng riêng cho cộng đồng đó.
Ngày nay các yếu tố bản địa cũng được ứng dụng trong thiết kế phong cách Đông Dương tại Việt Nam.
Xem thêm: Biệt thự đảo Ecopark Grand thiết kế Indochine Style
Kiến trúc bản địa: Yếu tố bản địa trong kiến trúc
Kiến trúc bản địa là thuật ngữ được dùng để chỉ kiến trúc tại các vùng địa văn hoá cụ thể. Sự hiện diện của yếu tố bản địa trong kiến trúc có vai trò chi phối. Đặc biệt là với cách tổ chức không gian và xử lý hình thức kiến trúc.
Một công trình kiến trúc ứng dụng yếu tố bản địa bao gồm:
- Thích ứng với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, vật liệu…)
- Tiếp nối truyền thống văn hoá
- Đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng
- Phù hợp với trình độ kỹ thuật địa phương
Yếu tố bản địa trong thiết kế phong cách Đông Dương
Ngay từ khi ra đời vào những năm 1920, phong cách Đông Dương đã ứng dụng một số yếu tố bản địa Việt Nam vào xây dựng. Công trình đầu tiên của KTS Ernest Hébrard tại Việt Nam theo phong cách này là Trường Đại học Đông Dương. Mang phong cách kiến trúc Châu Âu nhưng đã được thêm vào một số thay đổi kiểu Á Đông để thích nghi với khí hậu nơi đây. Đây là một trong những công trình di sản kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam còn tồn tại.
Lớp mái dốc kiểu Á Đông, cửa sổ được che bởi những ô văng chéo. Kiểu chồng rường giả gỗ đặc trưng của kiến trúc đền chùa. Các giải pháp kiến trúc mới đó đã giúp công trình thông thoáng hơn. Mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, hài hoà với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Ứng dụng yếu tố bản địa trong thiết kế phong cách Đông Dương ở Việt Nam ngày nay
Về màu sắc
Các công trình Indochine ở miền Bắc và miền Trung thường sử dụng màu sắc ấm như vàng, vàng nhạt, kem. Trong khi đó các công trình ở miền Nam lại có sự phá cách đa dạng hơn về màu sắc với các tông màu lạ. Ví dụ như đỏ, hồng, tím, xanh dương, xanh lá… tạo sự vui tươi, mát mẻ hơn.
Về chất liệu
Hầu hết là vật liệu mang tính địa phương nhưng được cải biến về phương pháp sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sử dụng.
Đông Dương style trong quá trình hình tại miền Trung bị ảnh hưởng từ văn hóa Champa nên có sự xuất hiện của nghệ thuật điêu khắc Champa. Nhiều nơi sử dụng gạch nung đặc biệt: đá trộn với vữa vôi và cát hoặc vôi với mật của đường mía.
Về phần tượng tròn, phù điêu trang trí
Các loại phù điêu, tượng tròn trang trí đều phản ánh bản sắc văn hoá dân tộc của từng vùng miền. Ở phía Bắc, người ta sử dụng nhiều tượng truyền thống Việt Nam. Ví dụ như tượng Phật, con giống, con rối, tứ linh, hoa sen, hoa cúc… Ở khu vực miền Trung, những tượng tròn, phù điêu thể hiện quan niệm, tôn giáo của dân tộc Champa xuất hiện nhiều hơn.
Như vậy, vẻ đẹp của các công trình thiết kế Đông Dương tại Việt Nam ngày nay là sự hội tụ của 3 yếu tố. Bao gồm: Nét đẹp của kiến trúc phương Tây xưa. Bản sắc văn hoá phương Đông và những ứng dụng các yếu tố bản địa từng địa phương.
Tham khảo thêm các công trình thiết kế thi công biệt thự do V.scale thực hiện tại: noithatvsc.vn
Xem thêm: Mẫu thiết kế Villa phong cách tự nhiên đẹp nhất 2021
———–
CÔNG TY NỘI THẤT V.SCALE
Hotline: 070 707 5007
Email: neoclassic.arc@gmail.com
Website: https://noithatvsc.vn/
Địa chỉ:
Văn phòng Hà Nội: Số 6, Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng TP.HCM: Số 6, Đường 31B – Khu C, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
0 comments