KHÁM PHÁ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG TẠI VIỆT NAM
Kiến trúc Đông Dương bắt đầu hình thành và phát triển tại Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm nhập và khai phá. Qua năm tháng, phong cách này đã để lại nhiều dấu ấn và có chỗ đứng nhất định. Đặc biệt là trong lịch sử kiến trúc – nội thất của người Việt. Các di sản kiến trúc Đông Dương người Pháp để lại hiện nay vẫn được gìn giữ cẩn thận. Như những chứng tích của một thời lịch sử Việt Nam hào hùng.
CÁC DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG TẠI VIỆT NAM
Mục lục
1. Kiến trúc Tiền thuộc địa – tiền thân của Kiến trúc Đông Dương
Từ những năm 1880 ở thời kỳ Tiền thuộc địa, người Pháp vào Đông Dương mang tới phong cách kiến trúc phương Tây bản địa. Khác với chính quốc, họ nhận ra rằng kiến trúc phải thay đổi để thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của nơi đây. Do đó, kiến trúc Tiền thuộc địa ra đời. Cũng là tiền thân của kiến trúc Đông Dương sau này.
Khách sạn Hanoi Metropole
Khách sạn được thiết kế mang những đặc trưng của kiến trúc Pháp. Như hệ cột La Mã theo các trục thống nhất, hệ cửa sổ lặp lại cân xứng. Giải pháp che nắng được áp dụng bằng cách xây cửa sổ dịch vào một khoảng vừa đủ để giảm lượng nắng vào phòng. Đồng thời, cánh cửa được thiết kế với các tấm chắn nắng nghiêng theo góc cố định.
Nhà hát lớn Hà Nội
Một công trình nổi tiếng khác nữa chính là Nhà hát lớn Hà Nội. Nhà hát được thiết kế thống nhất theo hình thức của nhà hát Opera Garnier tại Paris. Nội thất khách sạn mang đặc trưng phương Tây. Sàn lát đá cẩm thạch Italy, đèn chùm bằng đồng. Cùng những bức bích họa kiểu Pháp trên trần nhà.
Kiến trúc Tiền thuộc địa trở dần nên một chiều bởi tính chất áp đặt. Và không khai thác được nền văn hoá phương Đông. Sau một thời gian khai thác, kiến trúc này nhanh chóng được thay đổi. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và hài hoà với văn hoá nước sở tại như một điều tất yếu.
2. Các di sản kiến trúc Dông Dương người Pháp để lại Việt Nam
Những công trình Kiến trúc Đông Dương (Indochine Style) xuất hiện đầu tiên khi người Pháp tiến hành cải cách đô thị Việt Nam từ những năm 1920. Người đặt nền móng Indochine đầu tiên tại Việt Nam là kiến trúc sư Ernest Hébrard. Các công trình được xây dựng theo phong cách kết hợp. Giữa kiến trúc kinh viện Châu Âu và các giải pháp kiến trúc bản địa.
Trường Đại học Đông Dương
Đây là công trình theo phong cách Đông Dương đầu tiên tại Việt Nam, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội, do KTS Ernest Hébrard thiết kế. Công trình vẫn mang phong cách kiến trúc Châu Âu, tuy nhiên đã được thêm vào một số thay đổi kiểu Á Đông. Các lớp mái dốc kiểu Á Đông, cửa sổ được che bởi những ô văng chéo, kiểu chồng rường giả gỗ đặc trưng của kiến trúc đền chùa.
Sở Tài chính Đông Dương
Sở Tài chính Đông Dương ngày nay được sử dụng làm trụ sở Bộ Ngoại giao. Công trình là một thành công lớn của Hébrard trong ý đồ tạo ra một hình loại kiến trúc kết hợp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cảnh quan khu vực. Các chi tiết kiến trúc bản địa được xử lý nhuần nhuyễn. Cấu tạo bộ mái ngói với nhiều lớp mái lớn nhỏ cùng những ô văng dốc trên cửa sổ. Hệ mái giúp che nắng chống chói, chống mưa hắt. Các lỗ thông hơi trên sàn và sát trần đảm bảo thoát nhiệt tốt…
Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)
Bảo tàng Louis Finot xây dựng trong những năm 1928-1932 do kiến trúc sư Hébrard thiết kế là một thành công đầy ấn tượng của phong cách kiến trúc Đông Dương. Hệ thống mái chồng mái, cửa thông gió, lấy sáng được đặc biệt lưu ý và kết hợp khéo léo với nhiều chi tiết kiến trúc Á Đông. Hệ thống cây xanh được kéo từ vườn hoa phía trước vào sâu trong sân Bảo tàng làm cho công trình dường như mọc lên từ khối cây xanh nhiệt đới.
Bảo tàng Blanchard de la Brosse (Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh)
Công trình do kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế và xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và bản địa, khai thác yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương. Điểm nhấn kiến trúc là khối lầu bát giác ở trung tâm, cũng là trục đối xứng cho hai dãy nhà hai bên. Lầu bát giác mang quan niệm về bát quái trong Kinh Dịch phương Đông.
Nhà thờ Cửa Bắc
Kiến trúc sư Hébrard thiết kế ngôi nhà thờ này theo kiểu hình chữ nhật, kết hợp phong cách Á – Âu. Không tuân theo quy tắc đối xứng như các ngôi nhà thờ theo kiểu Gô-tích đương thời, mà lại có tháp chuông lệch ở bên phải, cân bằng với mái vòm. Kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự độc đáo, mang sắc thái hòa hợp với văn hóa phương Đông.
Phong cách kiến trúc Đông Dương chính là dư âm cổ kính, sâu đậm nhất cho những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Giá trị văn hóa và kiến trúc mà nó mang lại luôn nắm một vị trí đặc biệt trong thời hiện đại. Con người luôn mong muốn tìm về những giá trị xưa cũ.
Tham khảo thêm các công trình thiết kế thi công biệt thự do V.scale thực hiện tại: noithatvsc.vn
Xem thêm: Các yếu tố cần lưu ý để thiết kế nội thất Indochine Style đúng chuẩn
CÔNG TY NỘI THẤT V.SCALE
Hotline: 070 707 5007
Email: neoclassic.arc@gmail.com
Website: https://noithatvsc.vn/
Địa chỉ:
Văn phòng Hà Nội: Số 6, Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng TP.HCM: Số 6, Đường 31B – Khu C, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
0 comments